Cung đường phượt mới: TP.HCM – Buôn Ma Thuột không theo quốc lộ

Với cung đường 450 km này, bạn sẽ được thử độ lỳ tâm lý khi đi giữa rừng cao su mênh mông, băng đèo tuyệt đẹp, thoải mái ngắm sông suối, đập thủy điện.

Cung đường phượt mới: TP.HCM – Buôn Ma Thuột không theo quốc lộ

Từ nhà thờ Đức Bà ở trung tâm TP.HCM, có thể đi đến ngã 6 xe tăng ở Buôn Ma Thuột (hơn 450 km) mà không cần đi theo bất kỳ quốc lộ nào. Quãng đường sẽ chỉ đi qua tỉnh lộ, đường liên xã, các đường đất đỏ rất đẹp len lỏi giữa những rừng cao su, ruộng lúa… Thật ra có đoạn 30 km QL28, nhưng tôi không rõ là có phải TL725 nối dài hay không, nhưng cũng quá ít so với 450 km nên cio như không tính.

Con đường này nằm giữa 2 cung đường đi Buôn Ma Thuột quen thuộc là QL14 (350 km) và QL20 lên Liên Khương rồi rẽ trái theo QL27 về Buôn Ma Thuột (450 km).

Cung đường nói đến trong bài này có màu đỏ, nằm ở giữa 2 cung chính từ Sài Gòn lên Buôn Mê Thuột.

Cung đường nói đến trong bài này có màu đỏ, nằm ở giữa 2 cung chính từ Sài Gòn lên Buôn Ma Thuột.

Các điểm nhấn

Đi qua 7 tỉnh thành: Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk

Con đường nhựa phẳng lì chạy giữa rừng Mã Đà thơ mộng.

Len lỏi và thử độ lỳ tâm lý khi đi giữa mê cung rừng cao su mênh mông, kéo dài từ ranh giới Đồng Nai qua Bình Phước, đến Lâm Đồng.

Mê cung rừng cao su rộng lớn từ ranh giới Đồng Nai qua Bình Phước tới tận ranh giới Lâm Đồng.

Mê cung rừng cao su rộng lớn từ ranh giới Đồng Nai qua Bình Phước tới tận ranh giới Lâm Đồng.

Đèo Lộc Bắc, đèo ĐN4 và ĐN5 rất đẹp.

Những đoạn chạy giữa rừng thông và rừng già ở Đắk Nông rất thú vị. Các trảng cỏ rộng lớn. Lên trên cao ngắm toàn cảnh để thấy được sự mênh mông của cao nguyên.

Có thể ghé những bản làng người H’Mông, người M’Nông, Bahnar…

Rất nhiều hồ, đập thủy điện, sông suối.

Đi ngang núi lửa Buôn Choah, có thể thông ra tận thác Đray Nur, Đray Sap, là hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.

Đặc biệt nhất chính là đoạn đường từ Đạ Tẻh phải đi đèo và đèo, khúc cua nối tiếp khúc cua liên tục gần 200 km để đến gần chân núi lửa Buôn Choah. Tay lái yếu là dễ bị “say” và mất kiểm soát đoạn sau.

Đường đi:

Tracklog. Chi tiết và hướng dẫn chi tiết xem trong tracklog. Mình chỉ tóm tắt thôi.

Đoạn đường thông vừa ra khỏi Quảng Sơn siêu đẹp và lung linh lúc nắng chiều vàng.

Đoạn đường thông vừa ra khỏi Quảng Sơn siêu đẹp và lung linh lúc nắng chiều vàng.

Bắt đầu xuất phát từ Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM), đi ra đường Phan Văn Trị, lên Phạm Văn Đồng ra Thủ Đức, xuống Kha Vạn Cân. Tiếp theo, chúng ta đi ra Sóng Thần, Dĩ An, vào Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Văn Diêu, qua bến đò Xóm Lá để tránh hoàn toàn tất cả các quốc lộ và nhập vào TL768.

Đi tiếp TL768 thêm 40 km đến Vĩnh An, rẽ trái về hồ Trị An, rồi đi về Mã Đà, Chiến khu D, đi thẳng hoài theo TL761 đến ngã ba Phú Lý. Đi thẳng tiếp theo TL753, điểm cuối là đò qua sông Mã Đà tới đất Bình Phước.

Dòng suối Mã Đà chảy qua cung đường, một chỗ để bạn rửa xe rất đẹp.

Dòng suối Mã Đà chảy qua cung đường, một chỗ để bạn rửa xe rất đẹp.

Từ đò đi hơn 20 km rồi bạn rẽ phải, bắt đầu một đoạn trải nghiệm nhẹ nhàng qua mê cung rừng cao su, rừng điều rất thơ mộng và hấp dẫn. Cứ đi theo tracklog, nhắm hướng đông để ra được đường Sao Bộng – Đăng Hà. Vài đoạn có thể đi theo TL312.

Điểm cuối, bạn sẽ nhập lại đường Sao Bộng – Đăng Hà là qua đất Lâm Đồng, theo TL721 về Cát Tiên, về tiếp Đạ Tẻh là bắt đầu TL725, rẽ trái leo đèo Lộc Bắc lên Lộc Bảo.

Tới Lộc Bảo, bạn đi tiếp về Quảng Khê, rẽ phải theo hồ nước 4 km rồi rẽ trái theo đường Quảng Khê – Quảng Sơn, điểm cuối rẽ phải bắt đầu theo TL684.

Từ ngã ba rẽ trái đi Quảng Sơn nếu đi thêm 15 km sẽ tới chỗ có thể ngắm hồ Tà Đùng - "vịnh Hạ Long của Tây Nguyên" .

Từ ngã ba rẽ trái đi Quảng Sơn nếu đi thêm 15 km sẽ tới chỗ có thể ngắm hồ Tà Đùng – “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên” .

Đi vào TL684 (nhiều đoạn hơi xấu) khoảng 60 km, chúng ta rẽ phải đi về Buôn Choah, ghé ngang chơi ở núi lửa, hoặc đi tiếp men theo bờ ruộng về điểm cuối là bến đò vượt sông Sêrêpôk (gần đầu trên thác Đray Nur, Đray Sap).

Lên đò qua bờ kia, chạy ra đường nhựa theo TL2/682 về nhập lại QL1 là tới địa phận Buôn Ma Thuột, hoặc các bạn cứ luồn vào đường nhỏ để về đến ngay tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình Sài Gòn – Buôn Ma Thuột không theo quốc lộ.

Lịch trình

Ôtô bán tải không đi đường này được, vì qua đò nhỏ ở Mã Đà, và đường cao su nhiều đoạn bé lại.

Mình nghĩ đi xe máy là trải nghiệm nhẹ nhàng cho các bạn mới bắt đầu offroad. Đặc biệt, đoạn mê cung rừng cao su, đoàn đi xe đạp hoặc xe máy đông sẽ rất thú vị, vì không quá dốc, mát mẻ, nhiều chỗ cảnh đẹp, có suối nhỏ.

Đò qua sông Serepok, xuôi dòng là tới thác Dray Sap.

Đò qua sông Sêrêpôk , xuôi dòng là tới thác Đray Sap.

Đi một ngày sẽ cực kỳ khó, vì không kịp giờ ở 2 đò, và đường đi vào mê cung cao su khá dễ lạc, đèo dốc nhiều, sẽ mau mệt.

Bạn nên đi 3 ngày: Ngày 1 đi Sài Gòn – Quảng Khê hoặc Quảng Sơn rồi ngủ, ngày 2 đi tiếp lên Buôn Ma Thuột ngủ, ngày 3 chạy từ từ về Sài Gòn là vừa đẹp.

St.

Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Bình luận (0)

Viết Bình luận