Du lịch Huế ghé thăm 7 Lăng Tẩm uy nghiêm của triều Nguyễn
Cùng với vẻ đẹp lãng mạn của dòng sông Hương in bóng chùa Thiên Mụ trầm mặc, Đại Nội cổ kính, chợ Đông Ba sầm uất, du lịch Huế còn có một hệ thống lăng tẩm mang dấu tích của vua chúa triều Nguyễn thu hút nhiều người đến khám phá và chiêm ngưỡng.
Lăng Minh Mạng
Ảnh: @zinnie.nguyen
Lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km. Lăng được khởi công xây dựng từ năm 1840 do chính vua Minh Mạng chỉ đạo và sau đó tiếp tục được vua Thiệu Trị xây dựng hoàn tất vào năm 1843. Với những những đường nét tĩnh tại trong kiến trúc được kết hợp hài hoà với không gian hội hoạ và thơ ca cùng khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình, lăng tẩm này phần nào thể hiện được tính cách nghiêm khắc nhưng cũng không kém lãng mạn của nhà vua.
Quần thể lăng tẩm quy mô này bao gồm 40 công trình lớn nhỏ, có cung điện, đền miếu và đài tạ... Tất cả đều được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình lăng tẩm duy nhất có kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hoá Đông – Tây. Được xây dựng trên núi Châu Chữ, Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng của các vị vua tiền nhiệm nhưng lăng Khải Định lại được xây một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian đến 10 năm. Điều ấy được thể hiện qua những tấm phù điêu lộng lẫy được ghép tỉ mỉ bằng sành sứ và thuỷ tinh, những khay trà, vương miện, cùng những vật dụng trang trí hiện đại vào thời bấy giờ như: vợt tennis, đèn dầu…
Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình chữ nhật cao 127 bậc, ảnh hưởng của rất nhiều nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Cụ thể như: Trụ cổng hình tháp (Ấn Độ giáo), Trụ biểu dạng stoupa (Phật giáo), Hàng rào hình thánh giá, Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) là lăng tẩm đẹp nhất trong 7 lăng tẩm hiện hữu ở Huế. Lăng được vua Tự Đức cho xây từ khi còn trị vì, lúc cuộc đời gặp nhiều bất trắc với bệnh tật và loạn trong giặc ngoài như một nơi để “giải sầu”. Công trình này đã làm hao tốn một lực lượng lớn của cải và công sức của nhân dân, khiến cho biến loạn diễn ra. ông cho đặt tên Ban đầu ông đặt ên cho công trình này là Vạn Niên Cơ, song vì biến Loạn Chày Vôi mà đổi thành Khiêm Cung để tạ lỗi với nhân dân. Sau khi ông mất thì đổi tên thành Khiêm Lăng cho đến ngày nay.
Lăng Tự Đức có nét đẹp thơ mộng, hữu tình bởi ông vốn là người theo nghiệp văn chương, tính tình có đôi chút nghệ sĩ. Bên trong lăng là những con đường lát gạch Bát Tràng quanh co, với cây cối, chim muông đầy thi vị.
Lăng Gia Long
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) là lăng có vị trí đẹp nhất bởi thế núi dáng sông bề thế, được suy tính kĩ càng. Phía trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, phía sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi gọi là "tả thanh long", bên phải có 14 ngọn gọi là “hữu bạch hổ”. Lăng được chia làm 3 khu vực: Lăng mộ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu ở chính giữa. Bên phải là khu tẩm điện thờ Hoàng đế và Hoàng hậu. Bên trái là Bi Đình, là tấm bia lớn khắc “Thánh Ðức Thần Công” do vua Minh Mạng soạn ra nhằm ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.
Lăng Thiệu Trị
Thiệu Trị là lăng có thời gian xây dựng ngắn nhất (hoàn tất trong 10 tháng), nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, cách thành phố Huế chừng 8km. Kiến trúc của lăng Thiệu Trị (Xương lăng) là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê với những cánh đồng, ruộng lúa và vườn cây ăn trái quây quanh.
Lăng Dục Đức
Lăng Dục Đức (An Lăng) được xây dựng vào năm 1889, là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Khu lăng mộ có hình chữ nhật, diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Lăng lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
Lăng Đồng Khánh
Lăng Ðồng Khánh (Tư lăng) nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức - là nơi an táng vua Đồng Khánh. Lăng được xây dựng qua 4 đời vua, kéo dài từ năm 1888 đến năm 1923, mang lối kiến trúc phong kiến truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
Trong đó, điện Ngưng Hy được coi là nơi bảo lưu bật nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Viêt Nam hài hòa cùng hệ thống cửa kính nhiều màu. Kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hoá hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật kiệu xây dựng nhưng vẫn hoà hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận (0)