Cẩm nang du lịch Tây Tạng từ A đến Z
Tây Tạng – điểm đến huyền bí, thần tiên và rất khắc nghiệt. Vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài của Trung Quốc được coi là bí ẩn nhất khu vực Trung Á.
1. TỔNG QUAN DU LỊCH TÂY TẠNG
Tây Tạng hiện là khu tự trị của Trung Quốc. Có bốn tuyến vào được Tây Tạng là: Thanh Tạng, Xuyên Tạng, Điền Tạng (từ hai địa điểm này trèo lên cao nguyên với độ cao vài ngàn mét nguy hiểm nhưng nhiều cảnh đẹp) và Tân Tạng (vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng phong cảnh tuyệt đẹp).
Nằm ở độ cao trung bình 4200m so với mực nước biển, đường xá đi lại phức tạp, địa hình hiểm trở, không khí loãng, tình hình an ninh chưa được ổn định nhưng bù lại, vùng đất Tây Tạng huyền bí có những điều thú vị đáng để khám phá. Mỗi năm, có hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ tới Tây Tạng khám phá những sự tích bí ẩn của vùng đất với những ngọn núi phủ đầy băng tuyết này.
Thời điểm lý tưởng ghé thăm Tây Tạng
Mùa xuân và hè là thời gian thích hợp nhất cho du lịch hành hương và tham quan Tây Tạng, bởi mùa đông nhiệt độ của miền đất này có thể xuống âm vài chục độ. Thời gian này cũng là mùa lễ hội của Tây Tạng, người hành hương từ khắp nơi tề tựu về đây, trong bầu không khí lễ hội đầy màu sắc.
Tây Tạng là khu tự trị nên ngoài phải xin visa Trung Quốc còn phải xin thông hành riêng do đại sứ quán cấp riêng vào Tây Tạng.
Bạn nên đặt tour ở một công ty du lịch tại Trung Quốc để làm thủ tục để nhập cảnh vào Tây Tạng, đảm bảo các dịch vụ an toàn đặc biệt và an toàn về sức khỏe, và có hướng dẫn viên người địa phương. Nếu đặt các công ty du lịch, họ sẽ chuẩn bị luôn cho khách bình dưỡng khí, oxy dự phòng.
Xin giấy phép
Đây là một hướng dẫn du lịch Tây Tạng Trung Quốc quan trọng mà bạn bắt buộc phải nhớ. Vì Tây Tạng là vùng đất tự trị của Trung Quốc, nên ngoài việc xin visa bạn cũng cần phải xin giấy phép để “nhập cảnh” vào vùng đất này. Để xin được loại giấy phép này bạn cần phải photo visa sau đó gửi sang cho bên đại sứ quán Trung Quốc để họ cấp giấy phép vào Tây Tạng cho bạn.
Dù bạn đi theo tour hay tự túc thì ở Tây Tạng bạn cũng cần phải có người hướng dẫn, hơn thế nữa, đại sứ quán Trung Quốc rất ít khi cấp giấy phép vào Tây Tạng cho những đoàn du lịch ít người. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi theo tour của một công ty du lịch Tây Tạng chuyên nghiệp, vừa có người hướng dẫn, vừa không mất thời gian xin giấy phép, bởi công ty du lịch sẽ xin giấy phép cho bạn.
Chuẩn bị thật tốt về sức khỏe và tinh thần
Cao nguyên Tây Tạng nằm ở độ cao 4.900m, ngoài việc sở hữu những dãy núi cao nhất, hùng vĩ nhất thế giới như đỉnh Everest, dãy Himalaya thì vùng đất thần thánh này còn có một tổ hợp các dãy núi băng tuyết vĩnh cửu, cho nên địa hình, thời tiết và cuộc sống ở đây rất khắc nghiệt. Nếu không có một sức khỏe tốt bạn sẽ không thể khám phá được hết vẻ đẹp thần bí của vùng đất này.
Có 2 phương tiện để đến Tây Tạng là đường hàng không và đường bộ.
- Đường hàng không
Ở Việt Nam hiện nay có 2 sân bay quốc tế phục vụ các đường bay này là sân bay Nội Bài – Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất – Sài Gòn. Hãng hàng không khai thác đường bay này là Air China, ngoài ra du khách có thể đến Trung Quốc rồi bắt các chuyến bay từ Nam Kinh hoặc Thành Đô để đến Tây Tạng như China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Cathay Pacific, Air Asia, Tiger Airways, Thai Airways…
Các chuyến bay sẽ đáp xuống sân bay chính ở thủ đô Lhasa là sân bay quốc tế Lhasa Gonggar.
- Đường bộ
Tuyến đường sắt dài 1.956 km, nối liền thành phố Cách Nhĩ Mộc – Golmud của tỉnh Thanh Hải với thủ đô Lhasa của Tây Tạng, đem đến cho khách du lịch cơ hội đi du lịch Tây Tạng giá rẻ và an toàn.
T27 là chuyến tàu nối liền Bắc Kinh và Tây Tạng, chuyến tàu chạy trên cung đường cao nhất thế giới (đạt độ cao gần 5.000 m), ở độ cao này, không khí tương đối loãng và áp suất giảm, vì vậy tàu sẽ cung cấp thêm dưỡng khí trên tàu cho khách cảm thấy thoải mái.
Hệ thống giao thông ở Tây Tạng không nhiều, nhưng vẫn có nhiều phương tiện phục vụ cho chuyến du lịch của bạn.
- Xe bus: Đây là phương tiện công cộng phổ biến nhất ở Tây Tạng, hầu như xe bus nào cũng nối với các điểm du lịch trong thành phố, chi phí cũng thấp.
- Đi nhờ xe: Đây là hoạt động diễn ra rất phổ biến ở Tây Tạng, bạn có thể đi nhờ xe của một người dân địa phương ở đây, bạn vẫn phải trả tiền, nhưng chỉ 1 phần nhỏ.
- Xe đạp: Nếu có nhiều thời gian, bạn nên sử dụng phương tiện này để du lịch tại Tây Tạng, chắc chắn bạn sẽ có những khí ức đẹp và thú vị ở đây.
- Taxi: Taxi ở đây không nhiều, thường tập trung ở Lhasa, Shigatse và Ali, giá tiêu chuẩn ở đây là Y10 đến bất cứ nơi đâu trong thành phố.
Du khách có thể tham khảo một số khách sạn sau đây:
Pingcuo Sangkang Youth Hostei
Địa chỉ: No.48 Qingnian Road, Chengguan District, Chengguan, Lhasa, Trung Quốc
Khách sạn tọa lạc ngay trung tâm thành phố Lhasa, nên du khách dễ dàng tiếp cận với những điểm tham quan du lịch như Muru Nyingba Monastery và Jokhang. Ngoài ra từ khách sạn chỉ mất khoảng 20 phút lái xe là đến Ramoche Temple và Ramoche Temple, Norbulingka Palace…
Các phòng nghỉ ở đây được trang bị những thiết bị, dịch vụ tiện ích, đảm bảo cho du khách có một chuyến du lịch tiện nghi và đầy đủ nhất.
Gang Gyan Lhasa Hotel
Địa chỉ: 83 Beijing East Road, Chengguan District, Chengguan, Lhasa, Trung Quốc.
Với vị trí thuận lợi, từ khách sạn du khách dễ dàng tiếp cận được những điểm sôi động trong thành phố cũng như gần với một vài điểm tham quan như Muru Nyingba Monastery và Jokhang.
Không chỉ được biết đến là khách sạn tầm trung, giá rẻ mà những dịch vụ ở đây không hề thua kém các khách sạn sang trọng nào. Đặc biệt khách sạn còn tân trang những thiết bị hiện đại để du khách duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe khi du lịch xa nhà.
Due West International Youth Hostel
Địa chỉ: North District, Nagin Road, Chengguan, Lhasa, Trung Quốc
Khách sạn tọa lạc tại Chengguan, khách sạn được đánh giá cao bởi những dịch vụ tiện nghi và hiện đại tại khách sạn. Ngoài ra thái độ phục vụ của nhân viên ở đây cũng được đánh giá rất cao, làm hài làm ngay cả vị khách khó tính nhất.
Tibet Minzu Hotel Lhasa
Địa chỉ: 4 ZaJi Road, Chengguan, Lhasa, Trung Quốc
Các phòng nghỉ tại khách sạn được trang bị những tiện nghi hấp dẫn như wifi ở tất cả các phòng, tivi, két an toàn, báo thức, dịch vụ phòng 24 giờ... Đặc biệt khách sạn còn có nhà hàng ngay khuôn viên, du khách dễ dàng thưởng thức nền ẩm thực Tây Tạng ngay tại khách sạn.
5. CÁC MÓN NGON NỔI TIẾNG CỦA DU LỊCH TÂY TẠNG
Trà bơ
Trà bơ là thức uống chủ đạo của người Tây Tạng, tuy thức ăn ở đây không mấy hợp khẩu vị của người Việt, nhưng trà bơ lại được rất nhiều du khách yêu thích, nó không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao.
Không chỉ có chức năng là giải khát, mà nó còn giúp tiêu hóa tốt, sau khi thưởng thức những món ăn dầu mỡ mà kèm với trà bơ thì không còn gì tuyệt bằng. Không những vậy nó còn có thể chống cảm do không thích nghi với không khí loãng ở vùng cao nguyên.
Khi du lịch Tây Tạng mà được mời trà bơ thì nhất định phải uống nhé, nếu không sẽ mang tiếng là thất lễ.
Mì Tạng và mì nguội
Mì Tạng nổi bật với phần nước dùng thanh, đậm đà được ninh từ xương trong nhiều giờ liền, hòa quyện với mùi thơm của hành lá, ăn kèm với những sợi mì to bản, dai dai.
Nếu mì Tạng nổi bật với phần nước dùng thì cái ngon của mì nguội lại nằm ở vị cay của tương ớt. Cách chế biến ớt độc đáo của người Tây Tạng là ngâm nó với nước, nên thay vì quá cay nó lại có vị thanh đạm khó quên. Khi thưởng thức mì nguội người ta thường ăn kèm với khoai tây thái viên.
BÁNH TSAMPA
Bánh Tsampa là một trong những món ăn đặc sắc của người Tây Tạng, món ăn này sử dụng nguyên liệu chính làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan, sau đó xào chín rồi đánh nhuyễn với trà bơ và viên lại thành từng khối bánh.
Để có nhiều hương vị khác nhau, người ta có thể trộn với trà ăn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch. Thực khách dễ dàng tìm thấy món bánh này ở bất cứ đường phố, cửa hàng ven đường nào tại Tây Tạng.
Thịt khô phơi gió
Cứ vào cuối năm nhiệt độ nơi đây lại xuống dưới 0 độ C, với cái lạnh như cắt da cắt thịt người dân nơi đây đã nghĩ ra cách chế biến món thịt khô phơi gió cực độc đáo. Người ta mang thịt dê đã cắt sẵn thành những dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để cho gió thổi khô tự nhiên. Đến khoảng tháng 2, tháng 3 năm sau là đem ra dùng.
RƯỢU LÚA MẠCH
Rượu lúa mạch là một loại rượu có cồn được sử dụng phổ biến ở Tây Tạng, rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp chỉ ngang bia. Ở Tây Tạng nếu được mời rượu, khách phải thực hiện đúng nghi thức “3 ngụm 1 ly”, nghĩa là uống 1 ngụm, rồi rót đầy, lại uống 1 ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm cuối cùng, rồi tiếp tục rót đầy và cạn ly.
Thịt bò rừng khô
Loại bò rừng này sống ở vùng cao nguyên ở độ cao 3.500m so với mặt nước biển, quanh năm có tuyết rơi. Chính vì vậy mà ở đây người ta gọi nó là thực phẩm siêu sạch.
Cũng tương tự như thịt khô phơi gió, người ta cắt thịt bò rừng thành nhiều miếng to, dày, sau đó tẩm ướp gia vị sau cho đậm đà rồi đem đi phơi gió.
6. CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG CỦA TÂY TẠNG
Cung điện Potala
Cung điện Potala được xây dựng từ năm 1645 và phải mất đến 50 năm sau mới có thể hoàn thành, nổi bật với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đây là một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất ở Tây Tạng.
Giữa nền trời trong xanh, những mái ngói đỏ và kiến trúc cung điện mang một màu trắng tinh khiết khiến du khách nhớ mãi hình ảnh tuyệt đẹp này. Cung điện Potala lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử với những tác phẩm điêu khắc, tượng Phật, đồ gỗ… là điểm đến lý tưởng dành cho du khách đam mê lịch sử.
Đền Jokhang
Đền Jokhang được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 bởi vị vua thứ 33 của Tây Tạng, đối với dân tộc Tây Tạng ông là người có công trong việc truyền bá Phật giáo vào đất nước này.
Trong tâm thức của những người dân nơi đây, đền Jokhang là ngôi đền linh thiêng thiêng nhất, và là điểm hành hương thu hút rất nhiều phật tử đến tham quan, chiêm bái.
ĐƯỜNG BARKHOR
Đường Barkhor là con đường quanh đền Jokhang, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người hành hương, vừa đi vừa cúi lạy, và những quầy hàng lưu niệm của dân địa phương bán cho du khách.
Du khách sau khi hành hương tại đền Jokhang sẽ tản bộ quanh 1 vòng đường Barkhor, vừa khám phá nét sống sôi động của người dân nơi đây, vừa dạo quanh các quầy hàng lưu niệm và mua sắm những món đồ thủ công xinh xắn.
Tu viện Sera
Tu viện Sera được xây dựng từ năm 1419, nằm ở thủ phủ Lsaha, trước đây người Tây Tạng gọi tu viện Sera là tu viện hoa hồng, bởi những hàng rào hoa hồng bao quanh tu viện, nhưng ngày nay đã không còn nữa.
Một điểm nổi bật thú vị ở tu viện Sera nữa là, xem các nhà sư tranh biện. Cứ vào những buổi chiều các nhà sư trẻ ở Tây Tạng trong những bộ quần áo màu đỏ lại tập trung tại sân vườn đá sỏi để cùng bàn luận về kinh thư, giáo lý nhà Phật...
TU VIỆN SAMYE
Samye được biết đến là tu viện đầu tiên được xây dựng ở Tây Tạng, là nơi Phật giáo Tây Tạng ra đời. Du khách đang tìm kiếm điểm du lịch mang giá trị lịch sử, văn hóa cao của người Tây Tạng thì đây sẽ là điểm đến thú vị. Bên trong tu viện Samye còn lưu giữ rất nhiều bức bích họa, các bức điêu khắc và cả bánh xe cầu nguyện...
Điểm độc đáo ở những tu viện Tây Tạng chính là đều được xây dựng trong các thung lũng và được những dãy núi bao quanh.
Suối nước nóng Yangbajain
Suối nước nóng Yangbajain là điểm đến hấp dẫn ở Tây Tạng, thu hút du khách bởi nó là suối nước nóng cao nhất trên thế giới, với độ cao lên đến 4.267m. Suối nước nóng Yangbajain là nơi cung cấp năng lượng cho thủ đô Lhasa.
Đến đây du khách sẽ được thả mình trong những hồ nước nóng tự nhiên hoang sơ, tốt cho sức khỏe.
7. MUA SẮM GÌ KHI ĐI DU LỊCH TÂY TẠNG?
Mua sắm giá rẻ ở khu Yuthok Lu
Yuthok Lu là thiên đường mua sắm nằm ở Lhasa – Thủ phủ của Tây Tạng. Ở đây có rất nhiều những cửa hàng, siêu thị và trung tâm mua sắm, những mặt hàng ở đây cũng rất đa dạng phong phú.
Một số món quà mà bạn có thể mua ở đây như quần áo làm bằng lông cừu, thực phẩm đóng hộp, hàng thủ công địa phương, đặc sản Tây Tạng, sách Tây Tạng, văn học Trung Quốc...
Mua sắm ở phố Barkhor, Lhasa
Barkhor là khu mua sắm truyền thống nổi bật ở Lhasa. Du khách dễ dàng tìm thấy những cửa hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, hay những món quà đặc biệt ở đây như bùa hộ mệnh, mũ lông, chuông ngựa, dây cương, khảm đao, ấm đồng... Ngoài ra còn có những cửa hàng bán quần áo, trang sức, phụ kiện, đặc sản Tây Tạng...
Có đến 120 cửa hàng thủ công mỹ nghệ và hơn 200 quầy hàng bán đồ thời trang tại phố Barkhor.
8. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Chuẩn bị tư trang cá nhân đầy đủ
- Quần áo: Dù là mùa nào thì thời tiết ban đêm ở Tây Tạng cũng khá lạnh, vì vậy bạn nên mang theo đủ loại áo ấm từ dày đến mỏng. Ngoài ra nên chuẩn bị thêm tất, khăn, mũ và găng tay ấm. Vì hầu hết thời gian là đi bằng oto cho nên bạn cứ mang những trang phục thoải mái nhưng ấm là được.
- Giày: Nên chọn loại giày đi bộ chuyên dụng hoặc loại giày thể thao khiến bạn thoải mái nhất.
- Túi ngủ và lều bạt: Rất cần thiết nếu bạn định ngủ đêm ở Everest Base Camp.
- Thực phẩm và thuốc men: Socola, ruốc, lương khô, muối vừng, bánh giàu calo, kẹo cao su, trà gừng, cafê và các loại thuốc men, vitamin cơ bản. Vừa chống đối, duy trì năng lượng, vừa kịp thời xử lý những căn bệnh cảm cúm, đau đầu, đau bụng thông thường.
- Khác: Kính râm, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, giấy vệ sinh, đồ dùng cá nhân, máy ảnh, điện thoại….cũng đều cần phải mang theo.
Đổi tiền trước khi đi
Ngoài mệnh giá chính là Nhân dân tệ, thì USD cũng có thể sử dụng được ở Tây Tạng. Nhớ đổi sẵn tiền ở Việt Nam, bởi nếu bạn đổi tiền ở Tây Tạng, bạn sẽ phải chịu một mức phí rất cao và nếu mang theo khoảng hơn 32.000NDT thì phải khai báo với hải quan Việt Nam trước khi xuất cảnh.
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận (0)