Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền đông Nam bộ. Phía bắc giáp Campuchia, phía đông giáp Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tây Ninh có hai cửa khẩu quốc gia là Mộc Bài và Sa Mát. Tây Ninh nổi tiếng với những điểm du lịch nổi tiếng như Tòa thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, các căn cứ chính trị. Và những món ăn là say lòng du khách như bánh canh Trảng Bàng, bánh Tráng phơi sương, muối tôm Tây Ninh... Tây Ninh hiện có 3 dân tộc chính sống tại đây là kinh, khmer...

 

 

Phương tiện đi lại
Cách TPHCM chỉ 100km nên bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc xe khách lên Tây Ninh tham quan. Phương tiện xe máy khá thuận tiện để bạn chủ động tham quan ở Tây Ninh bởi các điểm khá xa nhau. Còn đi xe khách bạn hãy ra bến xe An Xương (quốc lộ 22, Hóc Môn), vì do đoạn đường ngắn chỉ có xe 16 chỗ thường chạy.

 

Nên đi Tây Ninh mùa nào?
Khí hậu tại Tây Ninh cũng giống với TPHCM, mùa mưa từ 6 – 11 tuy nhiên mưa thường không kéo dài chỉ vài tiếng đồng hồ nên không thành vấn đề và bạn có thể tham quan Tây Ninh bất kể mùa nào trong năm.

 

Những điểm nào nên tham quan khi đến Tây Ninh
Danh thắng nổi tiếng nhất Tây Ninh là núi Bà Đen (cách thị xã Tây Ninh 11km), có 3 cách để bạn chinh phục là đi bộ (hơn 1 giờ), cáp treo và máng trượt. Trong quá trình chinh phục bằng đường bộ bạn sẽ được khám phá hang Heo, hang Sơn Tinh, chùa Linh Sơn (trạm dừng chân ở lưng chừng núi). Điểm tiếp theo là Tòa Thành Tây Ninh cách thị xã 10km, điểm nhấn của tòa tháp là khu nội ô vườn hoa kiểng, rừng và khu tòa dài 140m, rộng 40m. Hồ Dầu Tiếng cũng là địa điểm khá thú vị để bạn lựa chọn, cách thị xã Tây Ninh 34km, đến đây bạn có thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm cùng người dân đó là theo thuyền ra hồ đánh bắt cá hay tham gia vào các trò chơi trên nước như thuyền buồm, xuồng máy tốc độ cao.

Điểm tham quan mà bạn không quên ghé qua là Trung Ương Cục Miền Nam (cách thị xã 64km), đến đây bạn sẽ như sống lại với thời gian chiến đấu của quân dân ta với hình ảnh mái nhà lá đơn sơ, bếp Hoàng Cầm bình dị, những vật dụng hoài niệm rất đỗi thân quen của những đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh… Nếu muốn mua sắm bạn hãy ghé qua siêu thị miễn thuế Mộc Bài (cách thị xã 42km), nơi đây bạn với nhiều hàng hóa và chủng loại sản phẩm từ nước ngoài về (tại đây có 4 siêu thị lớn hoạt động, ngày 5/5 một siêu thị đã đóng cửa). Nếu còn thời gian ở Tây Ninh bạn hãy ghé tham quan vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát – nơi chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, khu du lịch Long Điền Sơn – mô phỏng mô hình Đầm Sen ở TPHCM hay khu du lịch Ma Thiên Lãnh – mang vẻ đẹp trung du ở đồng bằng.
 

Khách sạn và ẩm thực địa phương
Có ba cách để ngủ đêm tại Tây Ninh là ngủ lều, ngủ nhà dân hay thuê phòng khách sạn. Tùy theo tính chất và nhóm khách mà bạn lựa chọn hình thức nào. Khách sạn thì ngay thị xã Tây Ninh bạn có thể ở tại khách sạn Nhất Quý & Hồng Liên 1 sao, Hòa Bình 2 sao. Còn ngủ trên Chùa Bà (trên núi) thì bạn có thể ngủ tại một số nhà nghỉ cho người hành hương không mất phí nhưng bạn lưu ý bảo vệ tài sản khi ngủ.

Đến Tây Ninh bạn không nên bỏ qua các món ăn đặc sản của nơi đây là bánh tráng phơi sương, bánh canh thịt heo, mãng cầu Bà Đen, ốc Xu núi Bà, nem bưởi, bánh tráng me.
 

Tây Ninh có lễ hội gì đặc sắc?
Lễ hội lớn nhất ở Tây Ninh là núi Bà Đen mỗi năm lễ hội được tổ chức 2 lần kéo dài từ ngày 15 đến ngày 18 tháng giêng âm lịch. Hội vía Bà được tổ chức vào ngày 5 và 6 tháng 5 âm lịch. Ngoài ra, mỗi năm vào rằm tháng Tám hàng năm, tại Tòa thánh Tây Ninh sẽ diễn ra màn "múa Rồng nhang" gồm Long, Lân, Quy, Phụng trong đại lễ "Hội Yến Diêu Trì Cung", nếu bạn có dịp về Tây Ninh trong khoảng thời gian này sẽ được dự một lễ hội lớn của đạo Cao Đài nơi đây.

 

Đến Tây Ninh mua gì về làm quà?
Bạn có thể mua các sản vật sau về làm quà cho người thân như muối tôm Tây Ninh, bánh tráng phơi sương, nem bưởi, bánh tráng me, mãng cầu Bà Đen.

 

Lưu ý
Nếu bạn muốn qua tham quan Cửa Khẩu thì nên mang theo Passport. Vì đi vào khu vực rừng núi nhiều nên nhớ mang theo kem chống mũi và thuốc trị côn trùng.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Bình luận (0)

Viết Bình luận