Cẩn thận với thanh toán thẻ khi đi du lịch
Đa số khách du lịch thường mang rất ít tiền mặt, chủ yếu dùng thẻ để thanh toán vì ưa thích sự tiện dụng. Tuy nhiên, các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ATM sẽ gây nguy hiểm đến tài khoản của bạn nếu không cẩn thận.
Nhân viên thanh toán nghe điện thoại
Những nhân viên tính tiền có máu lừa đảo sẽ giả vờ vừa nghe điện thoại vừa làm việc. Thực chất bọn họ đang tìm cách chụp lại thẻ tín dụng của bạn để có thể ăn cắp tiền từ tài khoản của bạn thông qua những giao dịch trên mạng.
Không chỉ có những kẻ xấu lởn vởn mới cần đề phòng mà ngay cả nhân viên ở một số cửa hàng với trình độ công nghệ cao cũng có thể là các chuyên gia bịp bợm. Nếu gặp phải một nhân viên ở cửa hàng bất kì có thói quen nói chuyện điện thoại ngay cả trong lúc tính tiền thì hãy cẩn trọng với thẻ tín dụng cá nhân.
Cẩn thận với nhân viên thanh toán “đáng ngờ”. Ảnh kenh14.
Rất có khả năng người bán hàng không chân thật ấy đang dùng điện thoại để ghi lại số thẻ tín dụng của bạn. Khi ấy, chỉ cần tuồn vào tay những tội phạm chuyên nghiệp hoặc sử dụng công nghệ đơn giản tự chế, chiếc thẻ của bạn sẽ bị làm giả trong phút chốc. Nghiễm nhiên sau đó, nhân viên trên có thể tiêu xài một cách tùy ý mà toàn bộ số tiền bạn phải chi trả.
Điều này hoàn toàn không tốt chút nào. Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn những địa chỉ mua sắm có uy tín hoặc rút tiền và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
ATM bị “rình rập”
Tại các POS ATM, những kẻ bất lương có thể lén lắp camera, bàn phím giả chồng trên bàn phím thật, đầu đọc thẻ giả gắn vào đầu đọc thẻ của máy ATM để đánh cắp thông tin từ giải từ tính trên thẻ của bạn mà bạn không hề biết và nhờ thế chúng sẽ có được mã PIN.
Luôn lấy tay che khi bấm mật khẩu. Ảnh kaspersky.
Để an toàn cho giao dịch thẻ, bạn hãy lắc mạnh khi nhét thẻ vào máy ATM xem có thiết bị “lạ” không, và khi nhấn phím nhập mã PIN nên dùng bàn tay còn lại che sát ngay bên trên. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra bàn phím xem có điều gì bất thường hay không trước khi thực hiện giao dịch.
Cẩn thận với bàn phím giả. Ảnh: ST
“Ăn cắp” thông tin thẻ
Thông qua mối quan hệ quen biết, Trần Cao Vũ (tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Hồng Anh (ngụ Quận 4), đã cùng lập và sử dụng chung nick tên “lambor” tham gia trên diễn đàn cardchua.biz. Đây là diễn đàn do các hacker lập ra để chia sẻ, mua bán, trao đổi thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người khác (thường gọi “CC chùa”) nhằm sử dụng vào các mục đích như: mua vé máy bay, mua bán hàng điện tử,… từ các trang web cung cấp dịch vụ thanh toán trực tiếp trên mạng, để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ tín dụng.
Các đối tượng lừa đảo vào trang web Jetstar.com để mua vé máy bay bằng thông tin thẻ tín dụng “ăn cắp” của người nước ngoài. Tại cơ quan điều tra, Vũ khai nhận: Nguồn thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người khác là do Vũ lấy miễn phí trên diễn đàn cardchua.biz do các thành viên trên diễn đàn đăng trên trang web.
Bảo mật thẻ ATM. Ảnh: tuoitre
Để khai thác được nguồn thông tin này, Vũ đã sử dụng nick “lambor” đăng nhập vào diễn đàn. Sau khi “ăn cắp” được thông tin từ thẻ tín dụng của người nước ngoài (gồm họ tên chủ thẻ tín dụng, mã số thẻ tín dụng, thời hạn sử dụng thẻ, mã số bảo mật của thẻ,…)
Với thủ đoạn này, từ ngày 7/12/2008 đến ngày 12/8/2010, Trần Cao Vũ sử dụng thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người nước ngoài đã mua được 46 vé máy bay của hãng hàng không Jetstar, chiếm đoạt hơn 117 triệu đồng. Cơ quan CSĐT cho biết, không chỉ mua vé máy bay của Jetstar, từ tháng 8/2009 đến 10/2010, Vũ đã sử dụng thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người khác để mua vé máy bay các hãng hàng không là Việt Nam Airlines, Tigers Airways, Lion Air… chiếm đoạt khoảng 160 triệu đồng.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, với thủ đoạn lừa đảo như trên, trước đây Cục C50 cũng đã phối hợp với PC46 Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây sử dụng trái phép thông tin từ thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng điện tử có giá trị cao như: Iphone, Ipad, máy tính Apple Macbook Pro các loại,… với số lượng lớn từ các trang web nước ngoài cho phép thanh toán qua thẻ tín dụng, sau đó chuyển hàng về Việt Nam.
Trước khi thực hiện thủ đoạn lừa đảo này, Nguyễn Quốc Đạt (27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) tham gia vào một diễn đàn chuyên dạy bẻ khóa, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, đặt mua hàng từ nước ngoài bằng thông tin thẻ tín dụng…
Hacker. Ảnh: cmc
Sau khi tìm hiểu kỹ các mánh khóe, Đạt thuê một số người biết sử dụng thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng. Thủ đoạn mà các đối tượng này áp dụng để đặt mua hàng là đổi địa chỉ IP của máy tính kết nối (do các trang web nước ngoài không chấp nhận việc thanh toán qua thẻ tín dụng từ các địa chỉ IP tại Việt Nam).
Vì vậy, khi truy cập vào trang web nước ngoài để mua hàng, địa chỉ IP của máy sẽ được thay đổi bằng địa chỉ IP mới và trang web nước ngoài này sẽ không phát hiện được địa chỉ truy cập thật sự. Khi đã đăng nhập được vào trang web để mua hàng, các đối tượng chọn phương thức thanh toán một lần bằng một thẻ tín dụng cho tất cả các mặt hàng đã được chọn trong vòng 1 tháng vì tỷ lệ thành công của loại hình thanh toán này rất cao. Khi bị phát hiện, trị giá hàng hóa là tang vật vụ án do cơ quan điều tra thu giữ của Nguyễn Quốc Đạt có trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.
Trường hợp bạn là chủ thẻ cũng có thể bị ăn cắp thông tin như trên nếu giao dịch thông qua các trang web thiếu uy tín, web đen, web khiêu dâm,… Chính vì thế bạn nên tránh tình trạng truy cập vào các trang web này để tránh bị mất tiền đáng tiếc.
St.
Bình luận (0)