Kinh nghiệm du lịch Nam Định

Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ được coi là kinh đô thứ hai của Nhà Trần với hàng loạt cung điện, thành quách in dấu một thời vàng son. Đến với nơi đây bạn sẽ được tham quan nhiều quần thể di tích với nhiều nét kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc như quần thể di tích văn hoá Trần, Phủ Dày, Chùa Cổ Lễ, Chùa Keo Hành Thiện, Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh...

 

 

Phương tiện đi lại
Nam Định cách Hà Nội 85km và TP.HCM 1640km. Nếu bạn ở Hà Nội có thể đến bến xe Bát Giáp đi xe khách Thiên Phú, Phương Trang, Hoàng Nam đến bến xe Nam Định hoặc bạn có thể đi tàu hỏa từ ga Mỹ Đình đến ga Nam Định. Ngoài ra bạn cũng có thễ tư di chuyển bằng phương tiện cá nhân. nút giao này, đến nút giao thứ hai thì rẽ tay phải đi thẳng vào trung tâm thành phố khu vực BigC. Từ TP.HCM, bạn có thể đi máy bay ra Hà Nội rồi đi xe khách, tàu hỏa hoặc phương tiện cá nhân ra Nam Định.
Từ bến xe và ga Nam Đinh đến trung tâm thành phố cách nhau 3km, bạn có thể đi taxi. Để chủ động di chuyển trong tỉnh hoặc di chuyển sang các huyện khác của thành phố Nam Định các bạn có thể thuê xe máy.

 

Nên đi Nam Định mùa nào?
Bất kỳ thời điểm nào Nam Định cũng đẹp nhưng nếu đến vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn nhất nhì tỉnh.

 

Những điểm nào nên tham quan khi đến Nam Định

Chùa Phổ Minh chùa có từ thời nhà Lý và đến năm 1262 được nhà Trần mở rộng. Trong chùa có nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật quý giá còn lưu lại. Trong đó, có tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Tháp là một trong những nơi thờ xá lợi Trần Nhân Tông. Di tích nhà Trần đây là quê hương của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và cũng là đất tổ của nhà Trần. Toàn bộ khu di tích hơn chục hecta bao gồm: đền Thiên Trường; chùa tháp Phổ Minh; Cố Trạch, nơi thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo. Ngoài ra còn có một số địa điểm nổi tiếng khác như Bãi biển Thịnh Long, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Toà giám mục Bùi Chu, Hồ Vị Xuyên...
 

Nam Định có lễ hội gì đặc sắc?
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng Giêng tại Khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, để suy tôn và tưởng nhớ đến 14 vị vua Trần. Đây là một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục thế hệ sau truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Nam Định từ bao đời nay. Ngoài ra còn một số lễ hội đặc sắc khác như Lễ hội Phủ Dày, Hội đền Cổ Trạch, Hội chùa Cổ Lễ...

 

Khách sạn và ẩm thực địa phương
Khách sạn: Để thuận tiện cho việc di chuyển đến các điểm tham quan thì du khách nên lựa chọn những khách sạn nằm ở khu vực trung tâm thành phố Nam Định trên các tuyến đường sau Lê Hồng Phong, Trần Phú, Trần Hưng Đạo hoặc tại bãi biển Thịnh Long Một số khách sạn tham khảo là khách sạn Nam Định, Phú Mỹ hay Công Đoàn.

Ẩm thực: Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định ở Nam Định mới cảm nhận được nét đặc trưng riêng không thể lẫn. Quý khách có thể đến những quán sau đây để thưởng thức phở: Phở Đán ở phố Hai Bà Trưng, phở Tạo ở đường Điện Biên, phở bò sốt vang ở quán phở Xuyến ngõ Văn Nhân, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện tất cả đều là các quán phở gia truyền ngon nổi tiếng đất Nam Định. Xôi xíu chỉ đơn giản là xôi nếp ăn kèm thịt xá xíu và lạp xưởng, nhưng điều khiến món ăn này trở nên nổi tiếng đến vậy ở Nam Định là bởi nó được chan một thứ nước sốt vô cùng đặc biệt, ăn một lần thôi cũng đủ khiến bạn nhớ mãi món xôi rất ngon này. Các quán xôi xíu ngon ở Nam Định nằm ở các con phố: Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ… Ngoài ra còn một số đặc sản khác như bánh cuốn làng Kênh, bánh xíu báo, Nem thính.
 

Đến Nam Định mua gì về làm quà?
Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Kẹo sìu châu gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Thành Nam. Thoạt nhìn, kẹo sìu châu giống kẹo lạc vì có lạc là nguyên liệu chính cùng với vừng, mạch nha nhưng nó phần lớn chỉ là lạc và mạch nha chỉ là phần kết dính. Do vậy, kẹo rất béo và bùi mà không bị ngán vì quá ngọt. Ngoài ra có còn một số đặc sản có thể mua về lam quà như Bánh nhãn, Bánh đậu xanh Hanh Tụ...

 

Những điều lưu ý
Nếu đi vào mùa Lễ hội Khai Ấn Đền Trần quý khách nên gọi điện đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng. Diện trang phục kín đáo, lịch sự khi đến thăm các di tích, đền chùa.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Bình luận (0)

Viết Bình luận