Kinh nghiệm du lịch Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng đất có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo của dân tộc Khmer, dân tộc Kinh và người Hoa. Những ngồi đền, chùa rải rác khắp tỉnh chính là điểm nổi bật của Trà Vinh. Ngoài ra với những bãi biển, cù lao trái cây rộng lớn và hệ sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn cũng khiến cho Trà Vinh trở thành một nơi thích hợp để có một chuyến du lịch thú vị tại mảnh đất này.

 

 

Phương tiện đi lại
Trà Vinh cách TPHCM 140km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách. Xe máy thì bạn đi theo hướng cao tốc Trung Lương, còn xe khách thì mua vé tại bến xe Miền Tây với các hãng xe Mai Linh, Phương Trang. Đến Trà Vinh thì bạn nên thuê xe máy tại khách sạn để đi tham quan cho thuận tiện vì các điểm tại Trà Vinh cũng tương đối gần nhau.

 

Nên đi Trà Vinh mùa nào?
Mùa mưa ở Trà Vinh từ tháng 5 – 11, tuy nhiên lượng mưa thường không nhiều nên bạn có thể tham quan bất kể thời gian nào trong năm. Đặc biệt nên đến đây vào mùa lễ hội sẽ rất thú vị.

 

Những điểm nào nên tham quan khi đến Trà Vinh
Để tham quan Trà Vinh bạn chỉ cần tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần là có thể tham quan hết những điểm đặc sắc nơi đây. Trà Vinh, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất đó chính là những ngôi chùa Khmer cổ kính, hàng trăm năm tuổi, là nơi tâm linh, tín ngưỡng, gởi gắm niềm tin của đồng bào người dân tộc Khmer. Hiện ở đây có tới hơn 140 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ. Dù xây dựng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng về kiến trúc, mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật.

Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Trà Vinh là chùa Hang - cách thành phố Trà Vinh 5km tại thị trấn Châu Thành, chùa còn có tên là Mồng Rầy, nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang, vì kiến trúc cổng chùa giống cái hang. Tiếp theo là chùa Âng – cách trung tâm 5km, đây là ngôi chùa cổ trên 300km, kế đó là Ao Bà Om – Ao thơ mộng và hữu tình với mặt nước phẳng lặng. Ngoài ra, Trà Vinh còn có các ngôi chùa như Chùa Cò (Nodôl), chùa Trầm Bê hay Chùa Vàm Rây là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam bạn cũng nên ghé tham quan. Buổi chiều, bạn có thể ghé biển Ba Động tham quan, biển cách thành phố Trà Vinh khoảng 60km, đến đây ngoài tắm biển bạn đừng quên thưởng thức những món hải sản tươi ngon ngay tại chỗ nhé. Muốn ghé tham quan miệt vườn miền tây thì bạn nên ghé Cù Lao Long Trị (cách tp Trà Vinh 3km) hay Cù Lao Tân Qui (45km về phía Tây Bắc), đến đây ngoài thưởng thức trái cây, bạn có thể tham gia vào các hoạt động như đi xe đạp khám phá, chèo thuyền trên sông, đánh bắt cá.
 

Khách sạn và ẩm thực địa phương
Các khách sạn tại Trà Vinh tương đối sạch sẽ và giá cả vừa phải, bạn có thể tham khảo các khách sạn như Palace 2 (2 sao) hay khách sạn Cửu Long & Thanh Trà 3 sao. Lưu ý các bạn nên tham khảo đánh giá trên các website Mytour, Agoda, Booking.com trước khi đặt phòng khách sạn.

Đến Trà Vinh ngoài thưởng lãm phong cảnh và tìm hiểu văn hóa địa phương, bạn không nên bỏ qua các món ở Trà Vinh như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer, bún nước lèo, cháo ám, các món đuông (tắm mắm, xào, chiên…), mắm rươi, rượu Xuân Thạnh, cá cháy Cầu Quan, bánh ống, bánh canh Bến Có…
 

Trà Vinh có lễ hội gì đặc sắc?
Nếu đi đúng dịp, bạn còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội văn hóa Khmer thường xuyên được tổ chức ở chùa như lễ hội Okombok (lễ hội cúng trăng), tổ chức vào 15/10 Âm lịch; lễ hội Đônta vào ngày 15/8 Âm lịch, lễ hội Chol Chnam Thmây (lễ vào năm mới của đồng bào Khmer vào giữa tháng 3 Âm lịch).

 

Đến Trà Vinh mua gì về làm quà?
Trà Vinh còn nổi tiếng với những loại đặc sản độc đáo như tôm khô Vinh Kim, rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp, chù ụ rang me, dừa sáp Cầu Kè, loại dừa đặc ruột dày và mềm có hương vị rất riêng. Trái quách cũng là loại trái lạ, to gần bằng trái dừa, thơm ngon, được bà con Khmer trồng nhiều. Các loại mắm rươi cũng là đặc sản quý hiếm làm từ con rươi, là món quà không thể thiếu được khi đến với Trà Vinh. Bạn có thể mua sắm ở Trung tâm Thương mại Trà Vinh (đường Độc Lập), chợ tỉnh Trà Vinh (đường Trần Quốc Tuấn) hoặc các chợ thị trấn huyện lỵ, chợ xã.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Bình luận (0)

Viết Bình luận